Việc xây dựng uy tín tạo niềm tin cho khách hàng luôn là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp loay hoay để tạo được niềm tin với khách hàng. Hãy xem ngay bí quyết xây dựng uy tín tạo niềm tin hiệu quả ngay dưới đây!
Vai trò của uy tín và niềm tin khi xây dựng doanh nghiệp
1. Uy tín và niềm tin truyền cảm hứng cho nhiều cá nhân trong tập thể
Không phải ngẫu nhiên mà trong văn hóa của rất nhiều công ty, niềm tin và uy tín là hai cụm từ được nhắc đến nhiều nhất. Theo phỏng vấn của Trường Kinh doanh Harvard với Cựu Giám đốc điều hành Campbell’s Soup Douglas Conant, ông cho rằng muốn tạo được cảm hứng cho nhóm, cần phải truyền được niềm tin bởi niềm tin có thể thay đổi mọi thứ.
Khi một doanh nghiệp trước tiên tạo được cho những người trong nội bộ, những cá nhân này sẽ có cơ sở, có nền tảng để thuyết phục bản thân rằng họ đang chọn đúng nơi xứng đáng cho sự cống hiến của bản thân.
Ngay tiếp sau đó, khi uy tín và niềm tin được truyền cảm hứng cho các đối tác của doanh nghiệp, những người hợp tác cũng sẽ có một dự cảm chắc chắn hơn, ít nhất là dựa trên văn hóa công ty để tin rằng mình đang đồng hành với một tổ chức tốt.
2. Uy tín và niềm tin tạo nên sợi dây liên hệ gắn kết giữa các thành viên
Không chỉ tạo được sự tin tưởng về góc độ công việc, khi công ty tạo được văn hóa tin tưởng lẫn nhau cho nhân viên, hiệu quả đem đến sẽ còn gây bất ngờ hơn nữa.
Khi mọi người có sự tin tưởng lẫn nhau, họ hoàn toàn có thể chia sẻ cho nhau những vấn đề đang gặp phải trong cuộc sống. Theo khảo sát của một vài tổ chức y tế, có rất nhiều nhân viên văn phòng nhất là ở các nước phát triển có dấu hiệu trầm cảm, sa sút trí lực, sức khỏe do những bế tắc, áp lực mà họ gặp phải khi làm việc. Nếu tạo ra được sợi dây gắn kết giữa người với người trong một bộ phận, phòng ban, doanh nghiệp có thể tạo ra được mạng lưới hòa hợp, cùng nhau sẻ chia và xử lý vấn đề.
3. Uy tín và niềm tin giúp doanh nghiệp giữ chân người tài
Khi doanh nghiệp xây dựng được uy tín và niềm tin, theo các chứng minh ở trên, những nhân viên trong nội bộ sẽ có cho mình những cơ sở để bước đầu hiểu được ý nghĩa của điều mình đang làm.
Ở một mức độ cao hơn, uy tín và niềm tin từ phía lãnh đạo doanh nghiệp, từ văn hóa công ty sẽ tạo nên một không gian mà tại đó, con người có cơ hội được thể hiện bản thân mà không sợ bị vùi dập, có thể tự do sáng tạo trong một khuôn khổ nhất định và được là chính mình. Đó cũng là những yếu tố mà khiến rất nhiều nhân viên giỏi rời bỏ những nơi họ cho rằng không phù hợp để tìm kiếm những vị trí tốt hơn.
Vậy nên nhất định cần quan tâm đến uy tín và xây dựng lòng tin vững chắc cho doanh nghiệp nếu muốn thành công!
Ảnh hưởng của niềm tin và uy tín đến kết quả kinh doanh
“Niềm tin là nếu bị mất đi thì có thể khiến một doanh nghiệp thành công nhất cũng sụp đổ, một nền kinh tế thịnh vượng nhất cũng có thể bị suy thoái” bởi niềm tin và uy tín có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty.
1. Niềm tin và uy tín tạo ra doanh số
Theo nghiên cứu của tác giả cuốn sách “Tốc độ của niềm tin” Stephen M. R. Covey chỉ ra rằng: Niềm tin từ là một phạm trù vô hình và không thể định lượng trở thành yếu tố vừa hữu hình, vừa có thể định lượng. Niềm tin luôn tác động đến tốc độ (speed) và chi phí (cost). Khi niềm tin giảm, tốc độ sẽ giảm, chi phí tăng lên và ngược lại.
Một ví dụ chứng minh cho điều này là sau vụ khủng bố 11.9 tại Mỹ, niềm tin khách hàng đặt vào dịch vụ hàng không bị giảm sút nghiêm trọng. Các hãng hàng không buộc phải tăng độ bảo mật, nâng cao quy trình kiểm sát một cách khắt khe hơn để thiết lập lại niềm tin nơi khách hàng. Tuy nhiên, điều này khiến việc kiểm tra an ninh trở nên cồng kềnh, mất thời gian (tốc độ giảm) và chi phí tăng lên do khách hàng phải trả thêm thuế an ninh.
2. Niềm tin và uy tín ảnh hưởng đến hành vi khách hàng và đối tác
Niềm tin được chứng minh có khả năng tác động lớn đến hành vi của đối tác cũng như khách hàng của doanh nghiệp. Niềm tin có thể ảnh hưởng tới mọi hoạt động kinh doanh trong đó có cả việc quyết định có đầu tư hay mua hàng hay không từ các đối tượng tiềm năng.
Theo nghiên cứu của Watson Wyatt chỉ ra rằng: Các tổ chức tạo được lòng tin cao sẽ tạo được lợi nhuận cho cổ đông cao hơn tới 286% với các tổ chức có độ tin cậy thấp.
Nếu xây dựng được uy tín và niềm tin cho các đối tượng này, doanh nghiệp sẽ đỡ mất thời gian, công sức và kinh phí cho việc quảng cáo hay kêu gọi họ thực hiện điều doanh nghiệp cần. Việc duy trì các mối quan hệ cũng rất cần đến niềm tin và sẽ rất tiết kiệm nếu doanh nghiệp tạo dựng được uy tín với khách hàng, đối tác.
Vì vậy, niềm tin không chỉ là một đạo đức, mà còn ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến doanh số của doanh nghiệp.
3. Uy tín, Niềm tin tạo nên danh tiếng
Có rất nhiều doanh nghiệp trẻ băn khoăn làm thế nào để marketing sản phẩm của mình đến với đông nhất số lượng khách hàng tiềm năng, làm thế nào để chạy doanh số mỗi tháng,… mà quên mất rằng điều quan trọng nhất trong marketing trước tiên là phải tạo được lòng tin ở khách hàng.
Khi khách hàng tin rằng sản phẩm của công ty là tốt, đáng tiền, có chất lượng, trước tiên họ sẽ là người trải nghiệm và sử dụng dịch vụ. Sau đó là đầu tư thời gian, tiền bạc, có sự yêu thích đặc biệt với sản phẩm, quay lại và tiếp tục sử dụng dịch vụ. Tiếp theo họ sẽ giới thiệu cho bạn bè, người quen.
Mọi người hoàn toàn thấy được nhờ niềm tin với doanh nghiệp, với sản phẩm sẽ tác động đến tốc độ và chi phí. Thương hiệu doanh nghiệp uy tín luôn tác động và cực kỳ quan trọng với bất kỳ doanh nghiệp nào.
Chiến lược xây dựng uy tín tạo niềm tin cho doanh nghiệp
Xây dựng niềm tin không hề đơn giản như việc chỉ chạy một chiến dịch quảng cáo thông thường. Muốn tạo được niềm tin cần đầu tư thời gian, công sức, tiền bạc và tình yêu, tâm huyết dành cho sản phẩm, đối tác, khách hàng để tác động đến thói quen, hành vi đầu tư tiêu dùng của họ. Doanh nghiệp càng không thể ép buộc người khác tin tưởng mình ngay cả khi có sử dụng chiêu trò.
Sau đây là những chiến lược để xây dựng uy tín cho doanh nghiệp
1. Đầu tư cho sản phẩm
Đây là bước đầu tiên, quan trọng nhất, mất thời gian nhiều nhất của một doanh nghiệp khi bắt đầu xây dựng thương hiệu. Sản phẩm của công ty phải có chất lượng tốt, phù hợp với nhu cầu người dùng, an toàn với người sử dụng và có minh chứng kiểm định rõ ràng thì mới có thể được khách hàng tin tưởng. Nếu sản phẩm kém chất lượng thì dù có được quảng cáo rầm rộ cũng sẽ không giải quyết được vấn đề